Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm không?
- Chính sách hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề của nhà nước đối với người mới chấp hành xong án phạt tù là gì?
- Trường hợp nào thì người chấp hành xong án phạt tù được cho vay hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề?
- Mức vay, thời hạn và điều kiện cho vay hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
- Các chính sách hỗ trợ khác dành cho người chấp hành xong án phạt tù?
Chính sách hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề của nhà nước đối với người mới chấp hành xong án phạt tù là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 49/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng quy định như sau:
Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù
1. Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này.
2. Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
3. Người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ nhu cầu của người chấp hành xong hình phạt tù và thực tiễn thị trường lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp hành xong hình phạt tù; theo dõi, báo cáo tình trạng việc làm của người chấp hành xong hình phạt tù do trung tâm giới thiệu với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm.
Như vậy, người chấp hành xong án phạt tù được hưởng những chính sách hỗ trợ sau:
- Được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ cao đẳng, sơ cấp, trung cấp dưới 3 tháng được miễn hoặc giảm học phí. Được hưởng chính sách nội trú, hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền đi lại. Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù không thuộc đối tượng hưởng chế độ này thì UBND cấp tỉnh hỗ trợ xem xét, quyết định việc hỗ trợ đào tạo nghề.
- Được vay vốn đào tạo nghề theo quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách làm việc công. Ngoài ra tùy vào tình địa phương, người chấp hành xong án phạt tù còn có thể được sử dụng các nguồn tín dụng khác để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù dưới 18 tuổi thì được ưu tiên đào tạo nghề và vay vốn để tạo việc làm. Trẻ em chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định.
- Tùy vào nhu cầu thực tiễn mà Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp hành xong án phạt tù, theo dõi và báo cáo tình trạng việc làm cho cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm.
Vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm (Hình từ internet)
Trường hợp nào thì người chấp hành xong án phạt tù được cho vay hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề?
Theo Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Phạm vi áp dụng:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Như vậy, trường hợp người chấp hành xong án phạt tù được cho vay hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề chỉ được áp dụng khi người chấp hành xong án phạt tù hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường.
Các trường hợp đối tượng được vay hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề được quy định như trên.
Mức vay, thời hạn và điều kiện cho vay hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
Theo Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg) quy định như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Theo Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (được hướng dẫn bởi khoản 3 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007) quy định như sau:
Thời hạn cho vay:
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Theo Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (được điều chỉnh bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/QĐ-TTg năm 2011) quy định như sau:
Lãi suất cho vay:
1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng.
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Như vậy, người vừa chấp hành xong án phạt tù sẽ được hỗ trợ vay vốn với mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/người/tháng. Mức lãi suất tối đa là 0.65%/tháng, đối với trường hợp nợ quá hạn thì sẽ tính lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay. Thời gian cho vay được quy định như trên.
Các chính sách hỗ trợ khác dành cho người chấp hành xong án phạt tù?
Theo Điều 12 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định:
Các biện pháp hỗ trợ khác
1. Người chấp hành xong hình phạt tù được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năng quỹ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức, cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
Như vậy, người chấp hành xong án phạt tù được nhà nước hỗ trợ bằng cách khuyến khích các đơn vị, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm tạo công ăn việc làm và giúp người mới chấp hành xong án phạt tù sớm hòa nhập lại với cộng đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?