Ngoài tiền lương, người đã nghỉ hưu đi làm được nhận thêm khoản tiền gì?
Ngoài tiền lương, người đã nghỉ hưu đi làm được nhận thêm khoản tiền gì?
Tại khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Quy định chuyển tiếp
...
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
...
Như vậy, người đã nghỉ hưu đi làm mà thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, khi giao kết hợp đồng lao động sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cùng với việc không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hằng tháng, người lao động còn được người sử dụng lao động chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019.
Tại khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Tại khoản 1 Điều 18 Quy trình ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
...
Và tại khoản 1 Điều 22 Quy trình ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng theo quy định tại Điều 44 Luật An toàn, Vệ sinh lao động các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Từ ngày 01/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21.
...
Theo quy định trên, hằng tháng, người sử dụng lao động phải đóng 14% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.
Như vậy, mỗi tháng, người đã nghỉ hưu đi làm sẽ được trả thêm 21,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Số tiền này sẽ được người sử dụng lao động chi trả cùng lúc với kỳ trả lương đã thỏa thuận.
Ngoài tiền lương, người đã nghỉ hưu đi làm được nhận thêm khoản tiền gì? (Hình từ Internet)
Người đã nghỉ hưu đi làm có được ký hợp đồng lao động hay không?
Tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
...
Theo đó, người lao động tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu sẽ được xếp vào nhóm người lao động cao tuổi. Người lao động và người sử dụng lao động phải có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Vì vậy, khi đã nghỉ hưu, người lao động tiếp tục đi làm vẫn sẽ được ký hợp đồng lao động bình thường.
Người đã nghỉ hưu đi làm có những đặc quyền gì?
Tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
...
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích sử dụng nguồn lao động cao tuổi tiếp tục làm việc nhằm tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực, kèm theo đó nhóm người lao động cao tuổi sẽ được pháp luật ưu tiên một số đặc quyền như sau:
- Không phải làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Được thỏa thuận về việc rút ngắn giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian để đảm bảo quyền lao động và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi còn được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?