Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ?

Có bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ được đề ra tại Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam?

Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần I Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 quy định như sau:

2. Mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, khâu đột phá, các chương trình, nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
...
2.2. Về các chỉ tiêu phấn đấu
*) Chỉ tiêu hằng năm
- 85% trở lên đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn; Công đoàn tham gia thúc đẩy để ít nhất 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp.
- 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được tập huấn, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
- Ít nhất 80% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; ít nhất 80% công đoàn cơ sở khu vực nhà nước và 55% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Ít nhất 80% công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ; ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính.
*) Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ
- Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.
- Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.

Như vậy, Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra 7 nhóm chỉ tiêu hàng năm, 3 nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ.

Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: Tại đây

Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ?

Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn vào thời điểm nào trong năm?

Tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:

Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Theo đó, thời điểm đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp chính là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Hành vi chậm đóng kinh phí công đoàn so với thời hạn thì doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, nếu doanh nghiệp chậm đóng kinh phí công đoàn thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.

Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Đi đến trang Tìm kiếm - Công đoàn Việt Nam
7,156 lượt xem
Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp?
Lao động tiền lương
Điều lệ Công đoàn Việt Nam do cơ quan nào thông qua?
Lao động tiền lương
Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là gì? Ai không được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam?
Lao động tiền lương
Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì, quy định về các vấn đề như thế nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Lao động tiền lương
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bao gồm các văn bản gì?
Lao động tiền lương
Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Lao động tiền lương
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Lao động tiền lương
Lao động tự do có được gia nhập Công đoàn Việt Nam không?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào