Công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do ai quyết định thành lập?
Công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do ai quyết định thành lập?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
...
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối với công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Theo đó, công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thuộc Công đoàn cấp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam như sau:
Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
a) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
d) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
...
Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thuộc Công đoàn cấp trung ương.
Ai trong Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được mời tham dự kỳ họp Quốc hội?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Tham dự kỳ họp, phiên họp, cuộc họp và hội nghị
1. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương khi bàn, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Chủ tịch liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện được mời tham dự kỳ họp, hội nghị, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3. Chủ tịch công đoàn ngành trung ương và địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác được mời tham dự cuộc họp, hội nghị của cơ quan chuyên môn, cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn.
4. Chủ tịch công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động mời tham dự cuộc họp, hội nghị có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn.
Theo đó, chỉ có Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được mời tham dự kỳ họp Quốc hội khi bàn, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn được mời tham dự kỳ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương khi bàn, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?