Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể là ai, chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa thế nào?
Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể là ai?
Theo Điều 3 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Chủ thể di sản văn hóa phi vật thể là cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân sáng tạo, kế thừa, sở hữu, nắm giữ, thực hành, trao truyền và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể.
15. Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể là người thực hành, nắm giữ và trao truyền các kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết ở trình độ cao và hiểu biết sâu sắc về di sản văn hóa phi vật thể.
16. Người thực hành là thành viên của cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể, tham gia tích cực vào thực hành, trao truyền, tái tạo di sản văn hóa, góp phần để di sản văn hóa được thực hành hoàn chỉnh, hình thành bản sắc văn hóa và vì lợi ích của cộng đồng chủ thể.
17. Không gian văn hóa liên quan là nơi cộng đồng chủ thể sáng tạo, thể hiện, duy trì và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể.
18. Cảnh quan văn hóa của di tích là cảnh quan thiên nhiên, môi trường - sinh thái và không gian cảnh quan vật chất tự nhiên chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ cùng không gian văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
...
Theo đó nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể là người thực hành, nắm giữ và trao truyền các kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết ở trình độ cao và hiểu biết sâu sắc về di sản văn hóa phi vật thể.
Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể là ai, chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa ra sao?
Theo Điều 7 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa như sau:
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng, miền, của đồng bào dân tộc.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
+ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh hoặc công nhận;
+ Bảo vệ và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; các biểu đạt và truyền thống truyền khẩu; nghệ thuật trình diễn dân gian; kiến trúc truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức, kinh nghiệm dân gian về phòng bệnh, chữa bệnh và tri thức dân gian khác; ẩm thực, trang phục, lễ hội truyền thống;
+ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, đặc biệt ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người và dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một giá trị văn hóa tộc người;
+ Bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa thuộc sở hữu toàn dân xuống cấp nghiêm trọng; bảo tàng công lập có vai trò quan trọng; bảo vật quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể; di sản tư liệu trong Danh mục quốc gia về di sản tư liệu; di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền.
+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nghệ nhân có công lao bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là nghệ nhân người dân tộc thiểu số, nghệ nhân sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, nghệ nhân là người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kỹ thuật đối với nhân lực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhân lực sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa và Quỹ bảo tồn di sản văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.
- Tạo điều kiện để các vùng, địa phương đẩy mạnh liên kết, thúc đẩy hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, các địa phương thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa theo quy định của pháp luật để chủ động trong việc bảo tồn di sản văn hóa bị xuống cấp, nhất là di sản văn hóa bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, thiên tai, bão lũ, di sản văn hóa thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Miễn, giảm vé tham quan, học tập, nghiên cứu di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc sở hữu toàn dân đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ về di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thế nào?
Theo Điều 6 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như sau:
- Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu đều được quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân.
- Di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo luật pháp quốc tế và theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, hài hòa với quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cộng đồng, cá nhân; tôn trọng sự đa dạng văn hóa, sự đối thoại giữa các cộng đồng và tính đặc thù dân tộc, vùng, miền.
- Ưu tiên bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, các dân tộc thiểu số rất ít người và những di sản văn hóa có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.
- Bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích và tính nguyên gốc của di sản tư liệu; giá trị và hình thức thể hiện vốn có của di sản văn hóa phi vật thể.
- Tôn trọng quyền của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể và nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể trong việc quyết định các yếu tố cần được bảo vệ và hình thức, mức độ cần được phát huy của di sản văn hóa; xác định nguy cơ, tác động đe dọa sự tồn tại và lựa chọn giải pháp bảo vệ di sản văn hóa.
- Lồng ghép việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương.
Lưu ý: Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3739.jpg)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?
- Nghị định 178: Người lao động không đủ điều kiện hưởng nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng chế độ nào?
- Điều chỉnh lương hưu 2025 tăng hay giảm sau đợt tăng lương hưu mới nhất tại Nghị định 75?