Ngày Tránh thai thế giới 26 9 bắt đầu từ năm nào? NLĐ được hưởng thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai không?
- Ngày Tránh thai thế giới 26 9 bắt đầu từ năm nào?
- Ngày Tránh thai thế giới 26 9 có phải ngày nghỉ lễ tết theo quy định của pháp luật lao động hay không?
- Người lao động có được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai không?
- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?
Ngày Tránh thai thế giới 26 9 bắt đầu từ năm nào?
Ngày Tránh thai Thế giới được tổ chức vào ngày 26 tháng 9 hàng năm, bắt đầu từ năm 2007. Mục đích của Ngày Tránh thai thế giới 26 9 là nâng cao nhận thức về các biện pháp tránh thai và giúp mọi người, đặc biệt là giới trẻ, đưa ra những lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản và tình dục.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày Tránh thai thế giới 26 9 bắt đầu từ năm nào? NLĐ có được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai không?
Ngày Tránh thai thế giới 26 9 có phải ngày nghỉ lễ tết theo quy định của pháp luật lao động hay không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, trong số các dịp nghỉ lễ, tết của người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương thì không có ngày 26 tháng 9 (Ngày Tránh thai thế giới 26 9)
Người lao động có được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai không?
Tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
...
Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam, làm việc tại doanh nghiệp được hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai (chỉ áp dụng với lao động nữ) hoặc thực hiện biện pháp triệt sản (áp dụng chung cho người lao động) nếu thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm việc tại doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
...
Như vậy, khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc là người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương, thì được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?
Tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định như sau:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?