Ngày Nhà giáo Thế giới là ngày bao nhiêu? Nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Ngày Nhà giáo Thế giới là ngày mấy? Nhiệm vụ mà nhà giáo phải thực hiện gồm những gì?

Ngày Nhà giáo Thế giới là ngày bao nhiêu?

Ngày Nhà giáo thế giới, viết tắt là WTD (World Teachers' Day) là ngày lễ quốc tế do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 hằng năm.

Mục đích của Ngày Nhà giáo Thế giới (ngày 5 tháng 10) là vinh danh các tổ chức giáo viên trên toàn cầu.

Ngày này không chỉ ghi nhận những đóng góp của giáo viên trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng tương lai, mà còn thể hiện sự công nhận, cảm thông và đánh giá cao vai trò của họ trong sự phát triển của xã hội.

Đây là cơ hội để nâng cao năng lực cho giáo viên, nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề giáo trong việc cung cấp giá trị cho cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhân loại đang hướng tới một xã hội bền vững và giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Ngày Nhà giáo Thế giới là ngày bao nhiêu? Nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Ngày Nhà giáo Thế giới là ngày bao nhiêu? Nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của nhà giáo như sau:

Nhiệm vụ của nhà giáo
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Theo đó, nhà giáo có nhiệm vụ:

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Ai được áp dụng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Theo Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định phụ cấp thâm niên nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

- Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

- Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Không xét thời gian nào khi tính phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định:

Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
...
2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự.
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Theo đó tính phụ cấp thâm niên nhà giáo không xét các khoảng thời gian sau:

- Quãng thời gian tập sự.

- Thời gian mà nhà giáo nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

- Thời gian mà nhà giáo nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Quãng thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Ngoài ra còn có thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào