Ngày Dược sĩ Việt Nam là ngày nào? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Dược sĩ Việt Nam không?
Ngày Dược sĩ Việt Nam là ngày nào?
Theo Điều 1 Quyết định 39-HĐBT năm 1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành đã lấy ngày 27 tháng 2 hàng năm làm ngày Thầy thuốc Việt Nam hay còn gọi là ngày Dược sĩ Việt Nam.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam là một dịp kỷ niệm và có nhiều ý nghĩa to lớn, ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế.
Ý nghĩa của ngày này bao gồm:
- Tôn vinh và tri ân: Đây là dịp để mọi người dân Việt Nam thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với những người làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình vì sức khỏe của cộng đồng.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm: Ngày này cũng là dịp để các y, bác sĩ và nhân viên y tế tự nhắc nhở bản thân về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, luôn tận tụy phục vụ và chăm sóc người bệnh như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lương y như từ mẫu".
- Khuyến khích sự phát triển của ngành y tế: Ngày Dược sĩ Việt Nam còn là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế, khuyến khích các cán bộ y tế không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngày Dược sĩ Việt Nam là ngày nào? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Dược sĩ Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào dược sĩ Việt Nam không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, ngày dược sĩ Việt Nam không phải ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định do đó người lao động sẽ không được nghỉ nếu như không trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày dược sĩ Việt Nam thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo các trường hợp quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Quốc hội quyết định mức lương cơ sở mới thay mức lương cơ sở 2.34 hiện đang áp dụng cho toàn bộ CBCCVC và LLVT thì căn cứ phù hợp các yếu tố cụ thể thế nào?
- Chính phủ yêu cầu thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết mới, ai sẽ tham mưu cho CP về vấn đề này?