Ngày 3 tháng 3 âm lịch là ngày gì? Người lao động có được nghỉ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch không?
Ngày 3 tháng 3 âm lịch là ngày gì?
Trong văn hóa dân gian, ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi - bánh chay (“hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”). Tết Hàn thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tết Hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam, trong tiếng Hoa "hàn thực " nghĩa là "thức ăn lạnh". Mỗi lần đến Tết Hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Vào năm 2024, Tết Hàn thực sẽ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức thứ năm ngày 11/04/2024 dương lịch.
Ngày 3 tháng 3 âm lịch là ngày gì? Người lao động có được nghỉ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch không?
Người lao động có được nghỉ vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Lưu ý: trường hợp ngày Tết Hàn thực trùng vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 nghỉ việc riêng thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
Ngoài ra, nếu ngày Tết Hàn thực trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ vào ngày này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể chủ động xin nghỉ không lương vào ngày Tết Hàn thực. Tuy nhiên, phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.
Người lao động có được thưởng vào dịp Tết Hàn thực không?
Pháp luật hiện nay không có quy định công ty phải bắt buộc thưởng vào dịp Tết Hàn thực cho người lao động.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, người lao động có thể được doanh nghiệp thưởng vào dịp Tết Hàn thực khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng trong quy chế thưởng đã được công bố đó.
Và mức thưởng cho người lao động sẽ do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thưởng phù hợp cho người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?