Ngày 26 10 là Ngày Điều dưỡng Việt Nam có đúng không? Điều dưỡng có được nghỉ làm vào ngày này không?
Ngày 26 10 là Ngày Điều dưỡng Việt Nam có đúng không?
Năm 1990, các Sở Y tế đã được thành lập khắp các địa phương trong cả nước, nhận thấy cần có một tổ chức sự nghiệp đảm bảo được quyền lợi cho ngành Điều dưỡng, đặc biệt là các Điều dưỡng viên. Đến ngày 26/10/1990, Hội Điều dưỡng Việt Nam chính thức được thành lập.
Kể từ đó ngày 26 10 hằng năm được quy định là ngày Điều dưỡng Việt Nam. Ngày Điều dưỡng Việt Nam gắn với sự ra đời của Hội Điều dưỡng Việt Nam. Xác định kim chỉ nam duy nhất là đào tạo nên những Điều dưỡng viên chất lượng, phấn đấu vì sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, ngày 26 10 là Ngày Điều dưỡng Việt Nam
Ngày 26 10 là Ngày Điều dưỡng Việt Nam có đúng không? Điều dưỡng có được nghỉ làm vào ngày này không?
Viên chức điều dưỡng có được nghỉ làm vào ngày Điều dưỡng Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, viên chức có những ngày nghỉ lễ tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Từ những quy định trên, Ngày Điều dưỡng Việt Nam không phải là ngày nghỉ làm của viên chức điều dưỡng.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh điều dưỡng là gì?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định:
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch điều dưỡng theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II (mã số V.08.05.11) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng chính (mã số ngạch 16a. 199).
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng (mã số: 16b.120).
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng cao đẳng (mã số ngạch 16a.200) và ngạch điều dưỡng trung cấp (mã số ngạch 16b.121).
2. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch hộ sinh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II (mã số V.08.06.14) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh chính (mã số ngạch 16.294).
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh (mã số 16.295).
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh cao đẳng (mã số ngạch 16.296) và ngạch hộ sinh trung cấp (mã số ngạch 16.297).
...
Theo đó, các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh điều dưỡng là:
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 (mã số V.08.05.11) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng chính (mã số ngạch 16a. 199).
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 3 (mã số V.08.05.12) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng (mã số: 16b.120).
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4 (mã số V.08.05.13) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng cao đẳng (mã số ngạch 16a.200) và ngạch điều dưỡng trung cấp (mã số ngạch 16b.121).
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?