Ngày 22 12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày hội quốc phòng toàn dân?
Ngày 22 12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày hội quốc phòng toàn dân?
Căn cứ tại Mục 2 Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định:
CHỦ ĐỀ VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Chủ đề tuyên truyền
“QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ, TINH, GỌN, MẠNH, TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI”
2. Nội dung tuyên truyền
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944); quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; khẳng định bản lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội quân cách mạng, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
...
Theo đó, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22 12 1944.
Căn cứ tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, tại Việt Nam ngày 22 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân và ngày hội quốc phòng toàn dân.
Như vậy, ngày 22 12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và cả ngày hội quốc phòng toàn dân
Ngày 22 12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày hội quốc phòng toàn dân?
Cấu tạo cơ bản cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 109/2009/QĐ-TTg quy định:
Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam mang trên vai áo. Cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm: nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ).
2. Cấp hiệu của sĩ quan.
a) Nền cấp hiệu màu vàng tươi; riêng Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây, Cảnh sát biển màu xanh dương.
b) Đường viền của cấp hiệu:
Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu đỏ tươi;
Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình;
Hải quân màu tím than;
Cảnh sát biển màu vàng.
c) Trên cấp hiệu có sao, cúc cấp hiệu; cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, của cấp tá có hai gạch ngang, của cấp úy có một gạch ngang. Số lượng sao trên cấp hiệu:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
d) Sao, gạch và cúc cấp hiệu của sĩ quan màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.)
...
Theo đó, cấu tạo cơ bản cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ).
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng là xây dựng nền quốc phòng toàn dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Quốc phòng 2018 quy định:
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động quốc phòng là xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?