Ngày 10 tháng 10 năm 2024: Có 03 sự kiện nào xảy ra? Luật sư có các quyền và nghĩa vụ ra sao?

Năm nay vào ngày 10 tháng 10 sẽ có 03 sự kiện xảy ra, đó là sự kiện gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 10 10 2024 hay không?

Ngày 10 tháng 10 năm 2024: Có 03 sự kiện nào xảy ra?

Vào ngày 10 tháng 10 không chỉ là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam mà còn được gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng khác của Việt Nam ta, cụ thể đó là:

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam (10/10/1945)

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban sắc lệnh 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư.

Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 chọn ngày 10/10 Dương lịch hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam.

Ngày 10/10 hàng năm là ngày trọng đại tôn vinh thế hệ Luật sư Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954)

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên Phong - Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của hàng vạn người dân hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau nhiều năm trường kỳ kháng chiến.

Từ đây, Thủ đô sạch bóng quân thù. Hà Nội bước sang một trang mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ngày Giải phóng Thủ đô là một cột mốc quan trọng của lịch sử nước ta, thể hiện chiến thắng vẻ vang ngàn năm văn hiến. Ngày 10/10 đưa nước Việt Nam bước vào thời kỳ thoát khỏi ách thống trị, xóa bỏ áp bức bóc lột, nhân dân ta đứng lên làm chủ vận mệnh và mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10/2022)

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 về Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số cũng như thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Ngày 10 tháng 10 năm 2024: Có 03 sự kiện nào xảy ra?

Ngày 10 tháng 10 năm 2024: Có 03 sự kiện nào xảy ra?

Luật sư có các quyền và nghĩa vụ ra sao?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, thay thế bởi khoản 12, khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định như sau về quyền, nghĩa vụ của Luật sư:

Quyền, nghĩa vụ của luật sư
1. Luật sư có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Như vậy, Luật sư có các quyền và nghĩa vụ thực hiện theo quy định nêu trên. Cụ thể:

*Luật sư có các quyền hạn sau đây:

- Luật sư được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và quy định của pháp luật có liên quan;

- Luật sư được quyền ại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;

- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

- Hành nghề luật sư ở nước ngoài.

- Đồng thời, Luật sư còn có các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư.

*Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

- Luật sư phải tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006;

- Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

- Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đồng thời, Luật sư còn có các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư.

Luật sư nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Luật sư căn cứ theo Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, cụ thể như sau:

- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày 10 tháng 10 năm 2024: Có 03 sự kiện nào xảy ra? Luật sư có các quyền và nghĩa vụ ra sao?
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam 10 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? 10 hành vi nghiêm cấm đối với luật sư là gì?
Lao động tiền lương
Ngày 10 tháng 10 là ngày kỉ niệm của ngành nghề nào tại Việt Nam?
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam 10 tháng 10 là ngày gì?
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam 10 tháng 10 2024 rơi vào thứ mấy?
Lao động tiền lương
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 10 tháng 10 năm 2024 không?
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam có phải là ngày 10 tháng 10 không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam
325 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản cần biết về Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào