Ngành nghề truyền thống là ngành nghề gì?

Tôi muốn hỏi là ngành nghề truyền thống là ngành nghề gì? Câu hỏi của anh Quang (Gia Lai).

Ngành nghề truyền thống là ngành nghề gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm nghề truyền thống cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Như vậy nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Ngành nghề truyền thống là ngành nghề gì?

Khi nào được công nhận nghề truyền thống?

Khi nào được công nhận nghề truyền thống?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về các tiêu chí để được công nhận nghề truyền thống như sau:

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, khi đánh giá để công nhận là nghề truyền thống cần dựa vào các tiêu chí sau:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Bằng công nhận nghề truyền thống có bị thu hồi hay không?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống như sau:

Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
...
6. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được công nhận không đạt tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống như sau:

Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống
a) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
b) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
c) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
...
4. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
a) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Như vậy để được công nhận nghề truyền thống, cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị như sau:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi,..

- Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền.

Nghề truyền thống
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngành nghề truyền thống là ngành nghề gì?
Lao động tiền lương
Để đề nghị công nhận nghề truyền thống cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghề truyền thống
1,313 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghề truyền thống

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghề truyền thống

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào