Ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai hệ cao đẳng, ngành lạ nhưng cơ hội việc làm rộng lớn?
Pháp luật giới thiệu về ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật sơn mài và khảm trai ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật sơn mài và khảm trai trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng mà người học không chỉ được học cách để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật bằng việc sử dụng các chất liệu chủ yếu từ tự nhiên, sơ chế tùy theo mục đích sử dụng để gắn, trang trí lên nền vóc, nền gỗ và sự hỗ hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy và thiết bị chuyên dùng của nghề mà còn được học cách để thiết kế ra các mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai đáp ứng nhu cầu của thị trường, của xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.
Người hành nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 90 tín chỉ)
Như vậy, pháp luật đã có quy định giới thiệu về ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai hệ cao đẳng như sau:
- Đào tạo thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng mà người học không chỉ được học cách để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật bằng việc sử dụng các chất liệu chủ yếu từ tự nhiên, sơ chế tùy theo mục đích sử dụng để gắn, trang trí lên nền vóc, nền gỗ và sự hỗ hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy và thiết bị chuyên dùng của nghề.
- Học cách để thiết kế ra các mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai đáp ứng nhu cầu của thị trường, của xã hội.
Ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai cần kỹ năng gì sau khi ra trường là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật sơn mài và khảm trai ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Thực hiện tốt các nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;
- Phân biệt và lựa chọn được một số loại gỗ thường dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;
- Áp dụng các nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản để vẽ, thiết kế các sản phẩm sơn mài và khảm trai;
- Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất để tổ chức sản xuất;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công và các loại máy, thiết bị chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;
- Mài, sửa chữa được dụng cụ thủ công dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy và thiết bị dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;
- Lựa chọn được các nguyên vật liệu phù hợp dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;
- Làm được vóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
- Phân biệt và lựa chọn được các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;
- Pha chế được các loại sơn và tinh chế được các nguyên liệu cần thiết để gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính để thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài;
- Phân biệt được các họa tiết hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống, kiến trúc, người thông thường và nâng cao;
- Xác định được hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết cần trang trí trên các sản phẩm sơn mài và khảm trai dựa trên mẫu có sẵn;
- Khảm được các sản phẩm khảm trai đơn giản và nâng cao theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
- Xen lọng được các họa tiết cơ bản và nâng cao theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
- Hoàn thiện sản phẩm khảm trai đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật;
- Thiết kế được mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai theo yêu cầu của khách hàng;
- Xử lý, khắc phục được các sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài, khảm trai;
- Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất;
- Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sơn mài và khảm trai;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.
Ngoài việc nắm được các kiến thức nền tảng, người học ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai hệ cao đẳng muốn mở rộng và tạo cơ hội việc làm thì cần trang bị đầy đủ các kỹ năng càn thiết theo quy định trên.
Ngành kỹ thuật sơn mài và khảm trai hệ cao đẳng, ngành lạ nhưng cơ hội việc làm rộng lớn?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật sơn mài và khảm trai ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Pha chế sơn;
- Làm vóc;
- Vẽ, trang trí và hoàn thiện sản phẩm sơn mài;
- Thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài;
- Khảm theo mẫu;
- Xen lọng theo mẫu;
- Trang sức sản phẩm khảm trai;
- Thiết kế mẫu sản phẩm khảm trai.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề kỹ thuật sơn mài và khảm trai tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.
Tuy nhiên là một ngành còn mới lạ đối với nhiều người nhưng các sản phẩm mỹ nghệ luôn giữ giá trị nhất định đối với nền văn hoá trong và ngoài nước. Với giá trị dân tộc cùa các sản phẩm mỹ nghệ nên ngành này luôn được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?