Ngành an ninh mạng hệ cao đẳng và hệ trung cấp sau khi ra trường có vị trí làm việc như thế nào?

Con tôi đang phân vân học ngành an ninh mạng hê cao đẳng với hệ trung cấp, không biết hai hệ đào tạo này sau khi học xong thì vị trí làm việc như thế nào? Tôi cũng muốn tìm hiểu chung về ngành này pháp luật có quy định gì không? Câu hỏi của chị Lưu (Vũng Tàu).

Pháp luật giới thiệu chung về ngành an ninh mạng hệ cao đẳng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
An ninh mạng trình độ cao đẳng là ngành, nghề đảm bảo sự an toàn, an ninh thông tin; thực hiện khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống an ninh mạng, an toàn thông tin; phân tích dò tìm và khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng, lập quy trình chính sách bảo mật mạng; lập báo cáo tình hình hoạt động và rủi ro; cấu hình, vận hành và hướng dẫn người dùng cuối đảm bảo an ninh thông tin. Ngành, nghề An ninh mạng trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của ngành/nghề: Thiết lập và quản lý bảo mật hạ tầng thiết bị mạng; thiết lập và quản lý bảo mật dịch vụ mạng; bảo mật hệ quản trị cơ sở dữ liệu; phân tích và xử lý mã độc; khai thác và khắc phục lỗ hổng bảo mật; tư vấn, phân tích an ninh mạng; quản trị và giám sát an ninh hệ thống mạng.
Người làm việc trong ngành/nghề an ninh mạng làm việc tại bộ phận bảo mật và an toàn thông tin các doanh nghiệp, trường học; các tổ chức về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu cao về đảm bảo an ninh thông tin; tính chất công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu và mang tính tập thể, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.160 giờ (tương đương 85 tín chỉ).

Khi đời sống con người đang dần Internet hoá thì việc bảo vệ, quản lý an ninh mạng là việc cần thiết và đang được nhiều người quan tâm.

Pháp luật cũng đã có những quy định về an ninh mạng cũng như giới thiệu chung về ngành an ninh mạng hệ cao đẳng là ngành đảm bảo sự an toàn, an ninh thông tin; thực hiện khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống an ninh mạng,... và hướng dẫn người dùng cuối đảm bảo an ninh thông tin.

Ngành an ninh mạng hệ cao đẳng và hệ trung cấp sau khi ra trường có vị trí làm việc như thế nào?

Ngành an ninh mạng hệ cao đẳng (Hình từ Internet)

Pháp luật giới thiệu chung về ngành an ninh mạng hệ trung cấp ra sao?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục B Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
An ninh mạng trình độ trung cấp là ngành, nghề đảm bảo sự an toàn an ninh thông tin; thực hiện khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống an ninh mạng, an toàn thông tin; phân tích dò tìm và khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng, lập quy trình chính sách bảo mật mạng; lập báo cáo tình hình hoạt động và rủi ro có thể gặp phải; cấu hình, vận hành và hướng dẫn người dùng cuối đảm bảo an ninh thông tin. Ngành, nghề An ninh mạng trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của ngành/nghề: Thiết lập và quản lý bảo mật hạ tầng thiết bị mạng; thiết lập và quản lý bảo mật dịch vụ mạng; bảo mật hệ quản trị cơ sở dữ liệu; phân tích và xử lý mã độc; khai thác và khắc phục lỗ hổng bảo mật; tư vấn, phân tích an ninh mạng; quản trị và giám sát an ninh hệ thống mạng.
Người làm việc trong ngành/nghề an ninh mạng làm việc tại bộ phận bảo mật và an toàn thông tin các doanh nghiệp, trường học; các tổ chức về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu cao về đảm bảo an ninh thông tin; tính chất công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu và mang tính tập thể, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.420 giờ (tương đương 55 tín chỉ).

Ngoài hệ cao đẳng, ngành an ninh mạng còn có hệ đào tạo trung cấp với khối lượng kiến thức tối thiểu, số tín chỉ ít hơn. Nhằm tạo điều kiện và để người học lựa chọn hệ đào tạo phù hợp.

Ngành an ninh mạng hệ cao đẳng và hệ trung cấp sau khi ra trường có vị trí làm việc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản trị An ninh mạng;
- Bảo mật Cơ sở dữ liệu;
- Phân tích An ninh mạng;
- Tư vấn An ninh mạng.

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục B Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản trị An ninh mạng;
- Bảo mật Cơ sở dữ liệu.

Như vậy, nhìn chung sau khi tốt nghiệp ngành an ninh mạng ở hệ cao đẳng và hệ trung cấp thì người học nếu đáp ứng yêu cầu có thể đảm nhận các vị trí công việc về quản trị an ninh mạng và bảo mật cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, hệ cao đẳng còn đảm nhận thêm được các vị trí khác như tư vấn, phân tích an ninh mạng.

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Theo Luật An ninh mạng năm 2018 quy định khái niệm an ninh mạng ở điều mấy? Ai được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?
Lao động tiền lương
Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là gì? Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí ở đâu?
Lao động tiền lương
An ninh mạng là gì? Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Ngành an ninh mạng hệ cao đẳng và hệ trung cấp sau khi ra trường có vị trí làm việc như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - An ninh mạng
1,285 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ quy định về An ninh mạng và an toàn thông tin trên không gian mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào