Năng lực pháp luật là gì? Ví dụ về năng lực pháp luật trong lĩnh vực lao động?
Năng lực pháp luật là gì?
Theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Theo đó có thể hiểu năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định cho các cá nhân hoặc tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Đây là một thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật.
Đặc điểm của năng lực pháp luật:
- Thuộc tính không thể tách rời:
+ Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi.
+ Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo quy định pháp luật và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể hoặc phá sản.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý:
+ Quyền là những cách xử sự mà Nhà nước cho phép chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được làm.
+ Nghĩa vụ là những cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể đó phải làm theo quy định của pháp luật.
- Phạm vi áp dụng: Năng lực pháp luật có thể khác nhau tùy theo từng loại quan hệ pháp luật, chẳng hạn như năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật hành chính, năng lực pháp luật hình sự.
Năng lực pháp luật là gì? Ví dụ về năng lực pháp luật trong lĩnh vực lao động? (Hình từ Internet)
Ví dụ về năng lực pháp luật trong lĩnh vực lao động?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
...
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
...
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
...
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
...
Theo đó có thể đưa ra một số ví dụ về năng lực pháp luật trong lĩnh vực lao động của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
+ Quyền: Người lao động có quyền được trả lương đúng trình độ, được làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh, được nghỉ phép và nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ: Người lao động phải tuân thủ nội quy lao động, hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, và chấp hành kỷ luật lao động
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
+ Quyền: Người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, điều hành công việc và giám sát quá trình lao động của người lao động.
+ Nghĩa vụ: Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương đầy đủ và đúng hạn, cung cấp môi trường làm việc an toàn, và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?