Nam giới nghỉ thai sản 1 tháng có được thông qua trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hay không?
Đề xuất nam giới nghỉ thai sản 1 tháng có được thông qua trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hay không?
Trước đây, khi góp ý sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Tiểu ban phụ nữ trong kinh doanh (WIB SC) đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản của nam giới.
Các tổ chức này lý giải nam giới cần được nghỉ thai sản như nữ giới. Nhưng trước mắt tăng thời gian nghỉ thai sản cho nam giới lên tối thiểu 01 tháng.
Tuy nhiên, vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Theo đó, đề xuất nam giới nghỉ thai sản 1 tháng không được thông qua. Thay vào đó, thời gian nghỉ thai sản của lao động nam không còn bị giới hạn chỉ ở 14 ngày như quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà phụ thuộc vào số lượng con được sinh ra, hướng dẫn cụ thể tại Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
- Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
Như vậy, việc lao động nam nghỉ thai sản 1 tháng khi vợ sinh con chỉ có thể xảy ra trong trường hợp vợ sinh 7 phải phẫu thuật, tuy nhiên điều này rất khó có thể xảy ra.
Nam giới nghỉ thai sản 1 tháng có được thông qua trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hay không?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nam trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là gì?
Tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
...
Và tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
...
2. Lao động nữ mang thai hộ có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 50 của Luật này thì được trợ cấp một lần khi sinh con.
Trường hợp người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được trợ cấp một lần.
Trường hợp người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người chồng của người mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm người mang thai hộ sinh con được trợ cấp một lần.
...
Như vậy, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, với quy định về điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi:
- Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con: Khi người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện.
- Người chồng của người mang thai hộ đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm người mang thai hộ sinh con: Khi người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện .
Hồ sơ đề nghị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, hồ sơ đề nghị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con gồm những giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Trường hợp giấy chứng sinh không thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì cần thêm bản chính hoặc bản sao văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ có thể hiện thông tin về con chết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?