Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam? Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là cán bộ hay công chức cấp xã?
Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, từ ngày 6/12/1989 - 6/12/2024. Đây là một dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp và cống hiến của các cựu chiến binh trong suốt 35 năm qua.
Trải qua 35 năm xây dựng, phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, các thế hệ cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, phát huy phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng, phát triển tổ chức Hội từ Trung ương đến cơ sở ngày càng vững mạnh toàn diện.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội uy tín; là thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hội Cựu chiến binh Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất; nhiều cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen.
Như vậy, năm 2024 kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Chính thức có mức tăng lương hưu mới cho toàn bộ CBCCVC, LLVT và người lao động
>> Những bài thơ hay về Cựu chiến binh ngày 6 12?
>> Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay và ý nghĩa?
>> Tổng hợp các mẫu bài phát biểu về ngày truyền thống của Cựu chiến binh hay và ý nghĩa?
>> 02 mẫu giấy mời tham dự kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh?
>> Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP như sau:
Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:
a) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.
4. Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
b) Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
Theo đó, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
- Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là cán bộ hay công chức cấp xã?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Theo đó, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là cán bộ cấp xã.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?