Cách tính ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập như thế nào?
- Cách tính ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập như thế nào?
- Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập hiện nay là bao nhiêu?
- Công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề đối với khoảng thời gian nào?
Cách tính ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC, cách tính ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập được thực hiện như sau:
Cách tính ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP và bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập bao gồm:
1. Mức phụ cấp 70%
Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
- Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
- Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
2. Mức phụ cấp 60%
Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
- Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
- Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
- Kiểm dịch y tế biên giới.
3. Mức phụ cấp 50%
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
4. Mức phụ cấp 40%
Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp được hưởng mức phụ cấp 50%, 60%, 70%.
5. Mức phụ cấp 30%
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:
- Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
6. Mức phụ cấp do thủ trưởng đơn vị quyết định
Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Lưu ý: Mức phụ cấp của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở thực hiện theo các điều kiện nêu trên.
Công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề đối với khoảng thời gian nào?
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC có quy định như sau:
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
5. Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
6. Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
Theo đó, công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề đối với khoảng thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?