Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức ngành kiểm lâm là bao nhiêu?
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức ngành kiểm lâm là bao nhiêu?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, cụ thể như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều gồm các mức sau:
1. Ngành Kiểm lâm
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
- Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
- Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động;
- Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng.
...
Theo đó, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức ngành kiểm lâm dao động từ 10% - 50% tùy theo địa bàn làm việc của công chức ngạch kiểm lâm làm việc.
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức ngành kiểm lâm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng đối với công chức ngành kiểm lâm được tính như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC thì phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức ngành kiểm lâm được tính như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Phụ cấp ưu đãi được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Công chức ngành kiểm lâm không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong thời gian nào?
Căn cứ Mục I Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng, cụ thể như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc trực tiếp làm chuyên môn đã được chuyển xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 09, 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong các thời gian sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4, Điều 8, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
b) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm công tác chuyên môn trên 3 tháng;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
d) Thời gian ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Theo đó, công chức ngành kiểm lâm không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm công tác chuyên môn trên 3 tháng.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành.
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?