Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lao động là bao nhiêu? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi về mức phạt tối đa trong lĩnh vực lao động là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Bạn Hào đến từ Lào Cai

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lao động là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định:

Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lao động là 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Riêng các hành vi liên quan đến hoạt động quản lý lao động ngoài nước thì mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lao động là bao nhiêu? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lao động là bao nhiêu? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động như thế nào?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, theo đó thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều quy định trên cũng sẽ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Ngoài ra, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành cũng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động như thế nào?

Căn cứ Điều 58 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều này và Điều 59 Nghị định này.
2. Khi phát hiện hành vi giả mạo giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ; giả mạo văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d, đ khoản 5, khoản 6 Điều 7; điểm e, g khoản 6, khoản 7 Điều 13; điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều 25; điểm đ khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 26; điểm h khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 2 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thực hiện theo quy định chung của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lao động là bao nhiêu? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xử phạt vi phạm hành chính
1,484 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh mục các văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính mới nhất Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Các văn bản quan trọng cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào