Mức lương tối thiểu vùng tại Vũng Tàu được xác định như thế nào?
Mức lương tối thiểu là gì?
Hiện nay mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 được hiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, mức lương tối thiểu là số tiền thấp nhất mà người lao động phải được nhận nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu, chi phí sinh hoạt cơ bản của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu vùng tại Bà Rịa - Vũng Tàu (hình từ internet)
Mức lương tối thiểu vùng tại Vũng Tàu được xác định như thế nào?
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về việc xác lập mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
...
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng quy định về việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động, cụ thể:
Mức lương tối thiểu
…
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Có thể thấy việc xác định mức lương tối thiểu tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu người lao động đang làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu thì mức lương tối thiểu sẽ được áp dụng theo mức lương tối thiểu của các địa bàn trên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mức lương tối thiểu vùng tại Vũng Tàu là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy mức lương tối thiểu vùng tại Vũng Tàu được phân loại như sau:
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
...
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
...
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
...
- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
...
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
...
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
…
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được quy định như sau:
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 4.680.000 đồng/tháng hoặc 22.500 đồng/giờ
- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
=> Như vậy, mức lương mà người lao động đang làm việc tại thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được nhận mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng và theo giờ là 22.500 đồng
Bên cạnh đó, việc áp dụng mức lương tối thiểu giờ được quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
....
Có thể thấy người sử dụng lao động phải trả lương tối thiểu vùng không được thấp hơn quy định và đảm bảo đúng thời hạn nhằm tạo điều kiện về chi phí sống cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của họ và duy trì một môi trường làm việc công bằng và hợp lý.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 01/01/2009 đến nay:
(đơn vị : đồng/tháng)
Thời gian | Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV | Căn cứ pháp lý |
Từ ngày 01/7/2022 | 4.680.000 | 4.160.000 | 3.640.000 | 3.250.000 | Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2020 | 4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 | Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2019 | 4.180.000 | 3.710.000 | 3.250.000 | 2.920.000 | Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2018 | 3.980.000 | 3.530.000 | 3.090.000 | 2.760.000 | Điều 3 Nghị định 141/2017/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2017 | 3.750.000 | 3.320.000 | 2.900.000 | 2.580.000 | Điều 3 Nghị định 153/2016/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2016 | 3.500.000 | 3.100.000 | 2.700.000 | 2.400.000 | Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2015 | 3.100.000 | 2.750.000 | 2.400.000 | 2.150.000 | Điều 3 Nghị định 103/2014/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2014 | 2.700.000 | 2.400.000 | 2.100.000 | 1.900.000 | Điều 3 Nghị định 182/2013/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2013 | 2.350.000 | 2.100.000 | 1.800.000 | 1.650.000 | Điều 3 Nghị định 103/2012/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2012 | 2.000.000 | 1.780.000 | 1.550.000 | 1.400.000 | Điều 2 Nghị định 70/2011/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2011 | 1.350.000 | 1.200.000 | 1.050.000 | 830.000 | Điều 2 Nghị định 108/2010/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2010 | 980.000 | 880.000 | 810.000 | 730.000 | Điều 2 Nghị định 97/2009/NĐ-CP |
Từ ngày 01/1/2009 | 800.000 | 740.000 | 690.000 | 650.000 | Điều 2 Nghị định 110/2008/NĐ-CP |
Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 01/01/2009 trở về trước:
(đơn vị : đồng/tháng)
Thời gian | Mức lương tối thiểu | Căn cứ pháp lý |
Từ ngày 01/01/2008 | - Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. - Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại. | Điều 2 Nghị định 167/2007/NĐ-CP |
Từ ngày 01/10/2006 | 450.000 | Điều 1 Nghị định 94/2006/NĐ-CP |
Từ ngày 01/10/2005 | 350.000 | Điều 1 Nghị định 118/2005/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2003 | 290.000 | Điều 1 Nghị định 03/2003/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2001 | 210.000 | Điều 1 Nghị định 77/2000/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2000 | 180.000 | Điều 1 Nghị định 10/2000/NĐ-CP |
Từ ngày 01/4/1993 | 120.000 | Điều 2 Nghị định 26-CP năm 1993 |
Từ ngày 01/9/1985 | 220 | Điều 2 Nghị định 235-HĐBT năm 1985 |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?