Mức hưởng trợ cấp BHXH sau khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu (đề xuất)?
Mức hưởng trợ cấp BHXH sau khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu (đề xuất)?
Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các khoản trợ cấp BHXH sẽ được tính theo mức lương cơ sở, cụ thể:
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
- Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
+ Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
+ Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
- Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội thì các khoản trợ cấp BHXH sẽ không tính theo lương cơ sở mà sẽ được quy ra thành một khoản tiền nhất định.
Cụ thể, mức hưởng trợ cấp BHXH như sau:
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: 540.000 đồng/ngày. (Điều 50 Dự thảo).
- Trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi: 3,6 triệu đồng/con. (Điều 63 Dự thảo).
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: 540.000 đồng/ngày. (Điều 66 Dự thảo).
- Trợ cấp mai táng: 18 triệu đồng. (Điều 90 Dự thảo).
- Trợ cấp tuất hằng tháng: (Điều 92 Dự thảo).
+ Trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân: Trợ cấp tuất hằng tháng = 900.000 đồng/tháng.
+ Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: Trợ cấp tuất hằng tháng = 1,26 triệu đồng/tháng.
Các khoản trợ cấp BHXH nêu trên sẽ được điều chỉnh khi Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương lưu và các khoản trợ cấp BHXH hằng tháng dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội (Điều 74 Dự thảo).
Mức hưởng trợ cấp BHXH sau khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu (đề xuất)? (Hình từ Internet)
Khi nào bỏ mức lương cơ sở?
Trước đó, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Nhà nước sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới sau đây:
- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ, một trong các yếu tổ cụ thể để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội có nêu về việc sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa. Gợi ý thời điểm cải cách tiền lương có thể áp dụng ngay từ ngày 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi.
Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.
Tại kỳ họp thứ 27 tới (trong tháng 10) Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và lộ trình cải cách tiền lương sau khi được Trung ương xem xét, có kết luận.
Xem chi tiết tại:https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chuan-bi-cac-cong-viec-cu-the-de-trien-khai-kip-thoi-che-do-tien-luong-moi-khi-duoc-thong-qua-119231005161925459.htm
Tại sao bỏ mức lương cơ sở?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho rằng chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Việc quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Do đó, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương là cần thiết.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Trung ương khóa XII về cải cách tiền lương được kỳ vọng là một trong những giải pháp cốt yếu để cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?