Mức hưởng tiếp chế độ ốm đau do điều trị bệnh dài ngày từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
Người lao động nghỉ việc điều trị khi mắc bệnh có được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Điều trị khi mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp;
b) Điều trị khi bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động;
c) Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn quy định tại điểm c khoản này;
đ) Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
e) Chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.
2. Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau đây:
a) Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định, người lao động nghỉ việc điều trị khi mắc bệnh được hưởng chế độ ốm đau, trừ trường hợp điều trị bệnh nghề nghiệp.
Lưu ý, người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện thì mới được hưởng chế độ ốm đau trên.
Mức hưởng tiếp chế độ ốm đau do điều trị bệnh dài ngày từ 1/7/2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hưởng tiếp chế độ ốm đau do điều trị bệnh dài ngày từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
2. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này. Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời gian mà người lao động phải nghỉ việc theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, mức hưởng tiếp chế độ ốm đau do điều trị dài ngày từ 1/7/2025 như sau:
- Bằng 65% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là:
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau;
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tháng tham gia trở lại nếu phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên tham gia hoặc tháng tham gia trở lại.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi mắc bệnh cần chữa trị dài ngày từ 01/7/2025 thay đổi không?
CCPL: Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi mắc bệnh cần chữa trị dài ngày từ 01/7/2025 thay đổi như sau:
Từ ngày 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau khi mắc bệnh cần chữa trị dài ngày của người lao động sẽ không còn tối đa là 180 ngày nữa mà sẽ phụ thuộc vào điều kiện lao động và thời gian tham gia BHXH của người lao động, cụ thể:
- Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Tối đa 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm;
+ Tối đa 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Tối đa 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
+ Tối đa 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm;
+ Tối đa 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Tối đa 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Trong trường hợp hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau như trên mà người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chính thức mức tăng lương cơ sở 2026 bao nhiêu đối với toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế thế nào?
- Thống nhất xây dựng 05 bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT bằng mức lương cơ bản thay vì mức lương cơ sở như hiện nay có đúng không?
- Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?
- 02 lý do chưa thể tăng lương hưu cho CBCCVC và LLVT trong đợt tăng lương hưu mới là gì?