Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do mắc Covid 19 được quy định như thế nào?
Đối tượng nào được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Theo Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, người lao động nào bị suy giảm lao động từ 5% trở lên do mắc các bệnh được nêu trong danh mục bệnh nghề nghiệp thì sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do mắc Covid 19 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động bị nhiễm Covid 19 có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, từ ngày 01/04/2023 bệnh Covid 19 đã được bổ sung vào danh mục bệnh được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Người lao động trong quá trình làm việc mắc bệnh Covid 19 và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do mắc Covid 19 được quy định như thế nào?
(1) Đối với trợ cấp một lần
Tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định:
Trợ cấp một lần
...
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
...
Như vậy, mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần hiện nay được xác định dựa vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Nếu như suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(2) Đối với trợ cấp hằng tháng
Tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định:
Trợ cấp hằng tháng
...
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
...
Như vậy, mức hưởng bệnh nghề nghiệp hằng tháng hiện nay được xác định dựa vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Nếu suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(3) Đối với trợ cấp phục vụ:
Tại Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng với mức hưởng bằng mức lương cơ sở.
Ngoài ra, theo Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
(4) Đối với trợ cấp khi người lao động mất do Covid 19
Theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
(5) Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động sau khi điều trị bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
(6) Chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị mắc Covid khi trở lại làm việc
Tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi quay lại làm việc với mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?