Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức nào?
Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời Điểm đóng
...
3. Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);
Ví dụ 28: Ông T ở Ví dụ 27 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 6 tháng một lần với mức đóng là:
Mđ = 5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng = 6.600.000 đồng.
Tuy nhiên, ông T không thực hiện đóng trong Khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông T tới cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị đóng bù cho 6 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông T là:
6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng
Theo đó, trong trường hợp muốn đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện cho số tháng chậm đóng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức như sau:
T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm đóng BHXH tự nguyện là khi nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm đóng
1. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
2. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
...
Theo đó, thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
- Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với các phương thức: Đóng hằng tháng, đóng 03 tháng một lần, đóng 06 tháng một lần và đóng 12 tháng một lần:
+ Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
+ Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
+ Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
+ Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
- Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
Người lao động nào thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?