Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

Từ 01/7/2024, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất là bao nhiêu?

BHXH tự nguyện là gì? Các chế độ của BHXH tự nguyện là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có định nghĩa về BHXH tự nguyện như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
...

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có 02 các chế độ sau đây:

- Hưu trí;

- Tử tuất.

Như vậy, có thể hiểu BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, cho phép người tham gia chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập, với sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Xem thêm: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 1/7/2024 lên đến gần 47 triệu đúng không?

Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất từ 01/7/2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất kể từ ngày 01/7/2024?

Đầu tiên, tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng được xác định dựa trên 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn.

Cụ thể, mức thu nhập này phải nằm trong khoảng từ mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn cho đến 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng:

Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện - Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Trong đó, mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ do người lao động tự lựa chọn nhưng phải tuân thủ các giới hạn sau:

Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Mức thấp nhất: Bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 1.500.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu được tính là:

22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/tháng

- Mức cao nhất: Bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024). Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là:

22% x 20 x 2.340.000 = 10.296.000 đồng/tháng

- Mức nhà nước hỗ trợ đóng: Nhà nước có các chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Mức hỗ trợ này phụ thuộc vào các đối tượng và quy định cụ thể của từng giai đoạn.

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất là 10.296.000 đồng/tháng.

Các phương thức để đóng BHXH tự nguyện?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định các phương thức để đóng BHXH tự nguyện như sau:

- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

+ Đóng hằng tháng;

+ Đóng 03 tháng một lần;

+ Đóng 06 tháng một lần;

+ Đóng 12 tháng một lần;

+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 theo phương thức nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động là khi nào?
Lao động tiền lương
Mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu đề nghị hỗ trợ kinh phí tham gia đóng BHXH tự nguyện cho giáo viên mầm non là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mức thu nhập tháng cao nhất làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức lương cơ sở 2.34 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Các bước đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết?
Lao động tiền lương
Hỗ trợ tiền cho người lao động đóng BHXH tự nguyện tối đa bao lâu?
Lao động tiền lương
Có phải đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 không?
Lao động tiền lương
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện từ 1/7/2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Được đóng BHXH tự nguyện trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
15,258 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào