Mức đóng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam là bao nhiêu?
Thế nào là bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam?
Căn cứ theo Thông tư 143/2020/TT-BQP có quy định Bảo hiểm y tế bộ quốc phòng là hình thức bảo hiểm y tế đặc thù dành cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng.
Mức đóng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam là bao nhiêu?
Các đối tượng không áp dụng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 143/2020/TT-BQP có quy định đối tượng không áp dụng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam như sau:
Đối tượng không áp dụng
1. Đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1, điểm c và d khoản 2, khoản 4 Điều 1 Thông tư này trong thời gian sinh sống, học tập, công tác có thời hạn tại nước ngoài.
2. Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Thông tư này đang tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014 (sau đây viết gọn là Luật bảo hiểm y tế năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014).
3. Đối tượng thân nhân của người làm việc trong tổ chức cơ yếu đang công tác tại các Bộ khác, ngành, địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các văn bản do Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Như vậy, các đối tượng thuộc quy định trên sẽ không áp dụng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Mức đóng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như sau:
* Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:
- Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định), hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3.
- Trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.
- Trong thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc lao động tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian trên được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước, trường hợp tham gia bảo hiểm y tế thì toàn bộ thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia bảo hiểm y tế được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
* Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:
Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.
* Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:
Mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
* Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:
Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?