Mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
4. Yêu cầu thiết kế
CHÚ THÍCH 1 Khoảng chiều cao gợi ý của ủng được nêu trong Phụ lục F.
4.1. Vân đế
Đế ủng phải có các góc được vê tròn ở chân của vân đế và bán kính của các góc này không được nhỏ hơn 1,5 mm.
CHÚ THÍCH 2 Vân đế có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành các vết nứt sớm.
4.2. Độ dày tối thiểu
Độ dày tối thiểu của ủng phải tuân theo Bảng 1 đối với từng giá trị riêng biệt thu được khi đo như mô tả trong Phụ lục A.
4.3. Vật liệu và các chi tiết
Mũ ủng, đế và gót phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.
...
5. Tính chất lý học
5.1. Quy định chung
Vật liệu của mũ ủng và vật liệu của đế ủng phải được thử như hai hợp chất riêng biệt, ngay cả khi ủng được sản xuất từ chỉ một quá trình phun. Các mẫu thử từ vật liệu của ủng phải được chuẩn bị theo quy trình được đưa ra trong TCVN 4509 (ISO 37).
5.2. Độ bền uốn của mũ ủng
Khi thử theo phương pháp mô tả trong Phụ lục B với một mẫu thử theo mỗi hướng uốn, sau 150 000 chu kỳ uốn phải không được xuất hiện vết nứt nào thuộc loại được quy định trong Phụ lục B.
...
Theo đó, mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.
Mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì? (Hình từ Internet)
Dùng thiết bị, dụng cụ nào để đo độ dày của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
Phương pháp đo độ dày
A.1. Thiết bị, dụng cụ
Dụng cụ đo thích hợp để đo các chi tiết của ủng được phân loại và liệt kê trong Bảng A.1. Các dụng cụ được phân loại là "chính xác" luôn được sử dụng khi có yêu cầu. Các dụng cụ được phân loại là "thông thường" có thể được sử dụng nếu kết quả đọc được không nằm trong khoảng 10 % giá trị tối thiểu quy định của các chi tiết được đo. Trong trường hợp đó, chi tiết của ủng phải được đo bằng thiết bị "chính xác" thích hợp.
A.2. Chuẩn bị ủng để đo độ dày
A.2.1. Chuẩn bị cho phép đo đế trong và phần đế ủng
Cắt theo chiều dọc ủng và vuông góc với bề mặt, qua tâm đế, trên một đường thẳng kéo dài từ tâm của pho mũi đến tâm của gót.
Xác định vị trí của đường tâm, như minh họa trong Hình 1. bằng cách đặt ủng lên một bề mặt nằm ngang và tì vào một mặt phẳng thẳng đứng sao cho nó tiếp xúc với mép của đế tại các điểm A và B trên má trong của ủng. Dựng thêm hai mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng ban đầu sao cho chúng tiếp xúc đế tại các điểm X và Y. Kẻ một đường thẳng qua X và Y. Đường thẳng này là đường tâm của phần trước ủng.
A.2.2. Chuẩn bị cho phép đo phần phủ
Cắt ngang qua phần phủ, xung quanh mũ ủng ở khoảng cách 13 mm cao hơn mặt trên của đế trong tiếp giáp với mũ.
...
Theo đó, dụng cụ đo thích hợp để đo dày của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc được phân loại và liệt kê trong bảng sau đây:
Các dụng cụ được phân loại là "chính xác" luôn được sử dụng khi có yêu cầu. Các dụng cụ được phân loại là "thông thường" có thể được sử dụng nếu kết quả đọc được không nằm trong khoảng 10 % giá trị tối thiểu quy định của các chi tiết được đo. Trong trường hợp đó, mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đo bằng thiết bị "chính xác" thích hợp.
Tiến hành đo độ dày của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc theo cách thức nào?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
Phương pháp đo độ dày
...
A.3. Cách tiến hành
A.3.1. Mũ ủng
Tiến hành bốn phép đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải đối xứng xung quanh miệng ủng, dưới đường viền miệng ủng không nhỏ hơn 3 mm và không lớn hơn 15 mm. Trong trường hợp ủng có phần nối thêm đến đỉnh hông, tiến hành đo dưới dải nối không nhỏ hơn 3 mm và không lớn hơn 15 mm.
Đo độ dày của phần phủ mũ ủng từ bề mặt phủ đến "đỉnh" của kết cấu vải dệt gần với bề mặt này nhất.
...
A.3.2. Phủ mũi
Đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm ủng tính từ mũi.
Khi có pho mũi bảo vệ lắp trong ủng, đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, từ bề mặt ngoài của pho mũi bảo vệ.
A.3.3. Phủ gót
Đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm tính từ gót
...
Như vậy, cách tiến hành đo độ dày của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc được thực hiện theo quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?