Mới đóng BHXH thì được hưởng chế độ thai sản để đi khám thai không?
Mới đóng BHXH thì được hưởng chế độ thai sản để đi khám thai không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo đó, hiện nay không quy định về điều kiện được hưởng chế độ khám thai như chế độ nghỉ thai sản khi sinh con. Mà chỉ cần lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được huởng chế độ khám thai.
Lao động nữ đang mang thai được hưởng chế độ khám thai khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ khám thai chỉ đặt ra điều kiện là đang đóng bảo hiểm và không quy định về điều kiện được hưởng như chế độ nghỉ thai sản khi sinh con hay mang thai hộ,...
Do đó, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản để đi khám thai dù mới bắt đầu đóng BHXH bắt buộc.
Mới đóng BHXH thì được hưởng chế độ thai sản để đi khám thai không?(Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khám thai có tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết không?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khám thai như sau:
- Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
- Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khám thai trên tính theo ngày làm việc không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết.
Trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, chế độ thai sản chỉ nằm trong chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, người lao động không được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sau đây:
- Người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Người lao động chỉ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ sẽ không được hưởng chế độ thai sản nếu không đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
- Lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ: Chưa đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên nhưng phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ quan y tế mà chưa đóng bảo hiểm ít nhất 3 tháng trong 12 tháng trước khi sinh.
Tóm lại, những trường hợp người lao động không được hưởng chế độ thai sản gồm:
- Người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Người lao động chỉ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Không đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?