Miễn phí vé Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đến khi nào? Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Miễn phí vé Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đến khi nào?
Theo thông tin của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (cũ) đã dừng đón, phục vụ khách tham quan tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội từ cuối tháng 9/2024. Từ ngày 1/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (mới) được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, Hà Nội chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Bảo tàng quân sự được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2, với thiết kế hiện đại, nhiều công năng. Kiến trúc Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia cùng nhiều hiện vật quý giá khác. Để mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách tham quan, bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày hiện đại, như công nghệ sa bàn 3D mapping, màn hình tra cứu thông tin, tài liệu media, thuyết minh tự động audioguide, mã QR để tra cứu thông tin hiện vật và hình ảnh. Hơn 60 video clip giới thiệu về các chiến dịch, trận đánh và nhân vật lịch sử cũng được tích hợp, tạo nên một không gian sống động và đầy cảm xúc.
Miễn phí vé Bảo tàng Quân sự Việt Nam đến khi nào? Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
05 nguyên tắc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định về tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội như sau:
NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI
Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tình hình thực tiễn của đất nước, đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống của Quân đội, sát với từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân trong Quân đội, các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức, hội quần chúng ở các cấp.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.
Theo đó, 05 nguyên tắc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tình hình thực tiễn của đất nước, đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống của Quân đội, sát với từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân trong Quân đội, các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức, hội quần chúng ở các cấp.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.
Quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Theo đó, quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Còn cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?