Mẫu Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay?

Mẫu Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay?

Mẫu Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay?

Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hiện nay được sử dụng theo Mẫu tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Tải mẫu Phiếu phân tích công việc: Tại đây

Mẫu Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay?

Mẫu Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập để hoàn thành những công việc gì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Phân tích công việc
1. Căn cứ dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này, thực hiện các công việc sau đây:
a) Phân tích kết quả điều tra đã thu thập theo từng công việc của từng vị trí việc làm đã được xác định theo Khoản 5 Điều 8 của Thông tư này để lập các phiếu phân tích công việc theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này (nếu có) để điều chỉnh các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập theo Điểm a của Khoản này;
c) Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc sau khi nhận được các ý kiến góp ý;
d) Tiến hành hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho các phiếu phân tích công việc đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điểm c của Khoản này; hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
2. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 của Điều này, tiến hành các công việc như sau:
a) Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng được quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu đã được thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập theo Điểm b của khoản này;
d) Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại các điểm a, b và c của Khoản này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

Theo đó, căn cứ vào phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, tiến hành các công việc sau:

- Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng.

- Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.

- Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu của nghề đang được sử dụng ở trong và ngoài nước.đã được thu thập (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập.

- Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động trên, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

Xác định danh mục các đơn vị năng lực như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Xác định danh mục các đơn vị năng lực
1. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này, tiến hành xác định các năng lực cần phải có để thực hiện công việc đó và lập danh mục các đơn vị năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
2. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 của Điều này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về danh mục các đơn vị năng lực đã được lập; hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

Theo đó, căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, tiến hành xác định các năng lực cần phải có để thực hiện công việc đó và lập danh mục các đơn vị năng lực.

Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động trên, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về danh mục các đơn vị năng lực đã được lập; hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

Kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm mấy thành phần?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Lao động tiền lương
Dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được đăng tải lấy ý kiến trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có gồm khả năng ứng dụng kiến thức vào công việc không?
Lao động tiền lương
Bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được đăng tải trên trang nào?
Lao động tiền lương
Thông báo hoạt động cấp giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở đâu?
Lao động tiền lương
Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có cần tuân theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề hay không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không?
Lao động tiền lương
Mẫu định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là mẫu nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỹ năng nghề quốc gia
972 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỹ năng nghề quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỹ năng nghề quốc gia

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật việc làm 2013 mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào