Mẫu kế hoạch tháng cho người lao động mới nhất hiện nay?
Mẫu kế hoạch tháng cho người lao động mới nhất hiện nay?
Việc lập kế hoạch công việc theo ngày, tuần hay tháng sẽ giúp người lao động hoàn thành công việc với năng suất cao hơn, hiệu quả hơn và chủ động hơn.
Kế hoạch tháng là một bảng biểu được lập để đưa ra những việc cần làm trong một tháng, với mục đích để mọi công việc được hoàn thành và đảm bảo hiệu quả tích cực. Kế hoạch tháng có thể được lập cho cá nhân, nhóm, phòng ban, hay cả công ty. Kế hoạch tháng giúp cho người lập và người thực hiện có thể nắm được các việc cần làm, lên danh sách làm việc hợp lý, khoa học và hiệu quả nhất. Đồng thời, kế hoạch tháng cũng là cơ sở để đánh giá, kiểm tra, và điều chỉnh công việc khi cần thiết. Kế hoạch tháng thường bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin của người lập kế hoạch: Họ tên, chức vụ, phòng ban, thời gian.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc trong tháng.
- Chi tiết công việc cần làm, bao gồm tên công việc, nội dung, mục tiêu, phương pháp, người thực hiện, thời gian dự kiến, kết quả mong muốn, và các yêu cầu khác.
- Phương án dự phòng khi xảy ra vấn đề, rủi ro, hoặc thay đổi.
- Đề nghị hỗ trợ cần thiết từ cấp trên, đồng nghiệp, hoặc bên ngoài.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định về kế hoạch tháng.
Có thể tham khảo mẫu kế hoạch tháng sau đây:
Tải mẫu kế hoạch tháng cho người lao động: Tại đây
Mẫu kế hoạch tháng cho người lao động mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Người lao động không hoàn thành kế hoạch tháng có bị sa thải không?
Căn cứ quy định Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo đó, người lao động không hoàn thành kế hoạch tháng không thuộc trong các trường hợp bị kỷ luật sa thải. Chính vì vậy, việc không hoàn thành công việc trong tháng sẽ không phải bị kỷ luật sa thải.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
...
Theo đó, nếu người lao động thường xuyên không hoàn thành kế hoạch tháng theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động, người lao động có thể bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng do người lao động không hoàn thành kế hoạch tháng thì phải báo trước mấy ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
...
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do không hoàn thành kế hoạch tháng thì phải báo trước cho người lao động:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?