Mẫu Đơn xin thử việc dành cho người lao động mới nhất? Lao động thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hay không?
Mẫu Đơn xin thử việc dành cho người lao động mới nhất là mẫu nào?
Thử việc là giai đoạn làm việc ban đầu tại một công ty hoặc doanh nghiệp để đánh giá khả năng, kỹ năng và sự phù hợp của người lao động với công việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức.
Đơn xin thử việc là văn bản do người lao động viết để gửi đến nhà tuyển dụng, bày tỏ mong muốn được thử việc tại vị trí mới. Đơn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự nghiêm túc của ứng viên trước khi ký hợp đồng chính thức.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa quy định cụ thể Mẫu Đơn xin thử việc dành cho người lao động.
Thông thường, đơn xin thử việc sẽ có các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tiêu đề đơn (ĐƠN XIN THỬ VIỆC)
- Kính gửi: [Tên công ty, phòng ban tuyển dụng]
- Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại, email, địa chỉ
- Trình bày mong muốn thử việc tại vị trí [Tên công việc]
- Tóm tắt kinh nghiệm, kỹ năng liên quan
- Cam kết và mong muốn đóng góp
- Cảm ơn và ký tên
Lưu ý khi viết đơn xin thử việc:
- Ngôn ngữ trang trọng, chuyên nghiệp
- Độ dài ngắn gọn, không quá 1 trang A4
- Nội dung súc tích, tập trung vào kỹ năng và mong muốn đóng góp
- Kiểm tra chính tả trước khi gửi
Có thể tham khảo Mẫu Đơn xin thử việc công việc mới dành cho người lao động dưới đây:
Tải về: Mẫu Đơn xin thử việc công việc mới dành cho người lao động
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Đơn xin thử việc công việc mới dành cho người lao động mới nhất? Lao động thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hay không? (Hình từ Internet)
Lao động thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
...
Theo đó, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 là đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc nếu có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Thời gian thử việc cho công việc yêu cầu thử việc lâu nhất là kéo dài tối đa 180 ngày. Như vậy, vì thời hạn làm việc của người lao động thử việc chưa đủ 12 tháng nên lao động thử việc không được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc.
Thời gian thử việc không quá 6 ngày áp dụng đối với loại công việc nào?
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện:
(1) Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
(2) Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
(3) Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
(4) Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Theo đó, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, thời gian thử việc không quá 6 ngày áp dụng đối với loại công việc khác, khác các công việc tại (1), (2), (3) nêu trên.
Lưu ý: Thời gian thử việc trên không áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.


- Mức lương cơ sở 2.34 bị bãi bỏ, chốt mức tham chiếu áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang không thấp hơn bao nhiêu?
- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Chốt không giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với đối tượng nào?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 dành cho thầy cô giáo dạy ngành y sâu sắc? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
- Nghị định mới nhất về mức lương cơ sở năm 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là gì?