Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc mới nhất hiện nay?
Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc mới nhất hiện nay?
Người đang trong thời gian thử việc chỉ cần báo trước nếu muốn nghỉ chứ không nhất thiết phải viết đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, để tăng sự lịch sự và chuyên nghiệp, bạn có thể viết đơn xin nghỉ việc.
Việc này có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai nếu có.
Mẫu đơn xin thôi việc trong thời gian thử việc cũng khá tương tự với đơn xin nghỉ việc thông thường.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Người lao động có thể tự soạn đơn, tuy nhiên phải đảm bảo về mặt nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc sau đây:
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc: Tại đây
Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Thời gian thử việc của người lao động là bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, cụ thể như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo đó, thời gian thử việc sẽ do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Thử việc nghỉ ngang không báo trước có phải bồi thường gì không?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc, cụ thể như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, nếu bạn đang trong thời gian thử việc, bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước. Ngoài ra, khi nghỉ việc trong thời gian thử việc, bạn cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
Lao động thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hay không?
Tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
...
Theo quy định trên, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 là đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc nếu có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Thời gian thử việc cho công việc yêu cầu thử việc lâu nhất cũng chỉ kéo dài tối đa 180 ngày. Vì vậy, do thời hạn làm việc của người lao động thử việc chưa đủ 12 tháng nên lao động thử việc không được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?