Mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh chuẩn nhất hiện nay ra sao?

Cho tôi hỏi mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh chuẩn nhất hiện nay ra sao? Câu hỏi của anh Khang (Bình Thuận).

Người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có định nghĩa rõ ràng về định nghĩa của "nghỉ việc". Tuy nhiên có thể hiểu đây là hành vi chấm dứt quan hệ lao động.

Căn cứ tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy, người lao động muốn xin nghỉ việc thì phải báo trước trong thời hạn được quy định như sau:

- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, người lao động cũng cần chú ý đến những trường hợp không cần phải báo trước được đề cập ở trên.

Mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh chuẩn nhất hiện nay ra sao?

Mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh chuẩn nhất hiện nay ra sao?

Người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước có được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

Căn cứ Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, cụ thể như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Căn cứ vào Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể như sau:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nếu chấm dứt hợp đồng không đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Do đó người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh chuẩn nhất hiện nay ra sao?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 vẫn chưa có quy định về mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng việt hay bằng tiếng anh. Nội dung mẫu đơn này còn tùy thuộc vào quy định cụ thể của công ty và những quyền lợi lao động. Thông thường thư thôi việc có thể sử dụng dưới hình thức giấy hoặc viết email.

Người lao động có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh sau đây:

Mẫu đơn số 1:

1

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh 01: TẢI VỀ

Mẫu đơn số 2:

2

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng anh 02: TẢI VỀ

Đơn xin nghỉ việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất hiện nay dành cho người lao động?
Lao động tiền lương
Công ty có được từ chối đơn xin nghỉ việc của người lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn làm đơn xin nghỉ việc chi tiết 2024 cho người lao động?
Lao động tiền lương
Quy định về thời hạn nộp đơn xin nghỉ việc như thế nào?
Lao động tiền lương
Nộp đơn xin nghỉ việc trước 20 ngày thời gian nghỉ việc có được không?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng dành cho người lao động chuẩn nhất 2024?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên mới nhất được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hết hạn hợp đồng thì người lao động có cần viết đơn xin nghỉ việc không?
Lao động tiền lương
Nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày nếu muốn nghỉ việc đúng luật?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đơn xin nghỉ việc
5,880 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào