Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì?
- Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản cần đáp ứng điều kiện gì?
- Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như thế nào?
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì?
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dụng theo Mẫu 08 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản:
Tải mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản: Tải về.
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 15 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
1. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương;
b) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản;
c) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
Theo đó Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản cần đáp ứng 3 điều kiện cơ bản sau đây:
- Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Điều kiện về nhân viên doanh nghiệp:
Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương;
+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
- Điều kiện về doanh nghiệp:
Đáp ứng các tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
2. Thủ tục:
a) Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như sau:
- Đầu tiên doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
- Sau đó trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
- Nếu không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?