Những trường hợp nào được chấm dứt hợp đồng của người lao động Việt Nam do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là ai?
- Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động Việt Nam do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài?
- Người lao động Việt Nam được chấm dứt hợp đồng đưa đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nào?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xác định là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, cư trú tại Việt Nam và làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành.
Những trường hợp được chấm dứt hợp đồng của người lao động Việt Nam do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài
Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động Việt Nam do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ.
...
Theo đó, về quyền của người lao động Việt Nam quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 bao gồm:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
...
Như vậy, có thể thấy, người lao động Việt Nam do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động;
- Có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Người lao động Việt Nam được chấm dứt hợp đồng đưa đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ.
3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Được chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ khi doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
5. Được gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
6. Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền dịch vụ theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
7. Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc giới thiệu bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
8. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 180 ngày kể từ, ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động Việt Nam được chấm dứt hợp đồng đưa đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?