Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 dành cho doanh nghiệp? Kế toán trưởng cần có kinh nghiệm thực tế bao nhiêu năm?

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay là mẫu nào? Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế đối với kế toán trưởng là bao nhiêu năm?

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 dành cho doanh nghiệp?

Đối chiếu công nợ là hoạt động được thực hiện giữa doanh nghiệp với đối tác (khách hàng, nhà cung cấp), trong đó hai bên so sánh các khoản công nợ giữa hai bên đã ghi nhận xem có trùng khớp với nhau không.

Đối chiếu công nợ là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, giúp duy trì mối quan hệ tốt với đối tác và đảm bảo tính chính xác trong báo cáo tài chính.

Biên bản đối chiếu công nợ là tài liệu ghi lại kết quả của quá trình đối chiếu công nợ giữa hai bên. Biên bản này có vai trò quan trọng trong việc xác nhận các thông tin liên quan đến khoản nợ, thanh toán và các giao dịch đã diễn ra.

Thông thường, biên bản đối chiếu công nợ được thực hiện vào cuối kỳ kế toán hoặc khi hai bên có tranh chấp về các khoản công nợ.

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 sau đây:

Xem chi tiết mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 dành cho doanh nghiệp: Tại đây

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 dành cho doanh nghiệp? Kế toán trưởng cần có kinh nghiệm thực tế bao nhiêu năm?

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 dành cho doanh nghiệp? Kế toán trưởng cần có kinh nghiệm thực tế bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Khi chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần thì có phải đối chiếu công nợ không?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm:
...
c) Đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;
...

Theo đó, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi

Kế toán trưởng cần có kinh nghiệm thực tế bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng như sau:

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Theo đó, kế toán trưởng cần có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong kế toán?

Căn cứ Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.

2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.

4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015

5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật Kế toán 2015

7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 Luật Kế toán 2015

9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.

10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.

11. Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật Kế toán 2015

12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.

13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.

14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.

Biên bản đối chiếu công nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2024 dành cho doanh nghiệp? Kế toán trưởng cần có kinh nghiệm thực tế bao nhiêu năm?
Đi đến trang Tìm kiếm - Biên bản đối chiếu công nợ
562 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên bản đối chiếu công nợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên bản đối chiếu công nợ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật kế toán đang có hiệu lực
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào