Lương cứng có phải là lương cơ bản hay không?
Lương cứng là gì?
Lương cứng là khái niệm phổ biến dùng để chỉ số tiền lương mà người lao động được người sử dụng lao động trả hàng tháng theo mức lương đã thoả thuận và quy định giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Đơn giản hơn, lương cứng chính là mức lương hàng tháng mà bạn nhận được khi làm một công việc nào đó.
Mức lương cứng trong doanh nghiệp sẽ được tính theo vị trí công việc, tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc của người lao động.
Cần lưu ý rằng, lương cứng không phải là mức lương tối thiểu vùng. Đôi khi các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào mức lương tối thiểu vùng để xây dựng mức lương cứng thấp nhất.
Lương cứng có phải là lương cơ bản hay không? (Hình từ Internet)
Phân biệt lương cứng, lương cơ bản và lương tối thiểu vùng như thế nào?
(1) Phân biệt lương cứng và lương cơ bản
Nhiều người vẫn luôn nhầm tưởng lương cứng và lương cơ bản là một, nhưng không đây là hai khái niệm khác nhau.
- Lương cơ bản là lương đã qua sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động và được ghi rõ trong các điều khoản hợp đồng, là cơ sở để tính tiền công hàng tháng bằng cách tính công theo ngày công mà bất kỳ người lao động nào đều nhận được. Do đó, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được. Còn lương cứng, tuy cũng có quy ước như vậy, nhưng có mức lương cao hơn so với lương cơ bản.
- Lương cơ bản là thuật ngữ dành cho tất cả người lao động, phổ biến ở những lao động có mức thu nhập khoảng 3-5 triệu. Còn lương cứng đa số đều là những doanh nhân hay những người làm việc tại công ty nước ngoài có mức thu nhập lớn.
- Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, các khoản phúc lợi, và các khoản trợ cấp, bổ sung khác. Vì vậy, lương cơ bản không phải lương thực tế của người lao động. Còn lương cứng là có bao gồm cả các khoản phụ cấp khác mà người lao động nhận được, được coi là mức lương thật của nhân viên.
(2) Phân biệt lương cứng và lương tối thiểu vùng
Mức tiền lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận và trả lương. Theo đó, mức lương trả cho lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu đối với lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện nay là:
- 4.680.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 1.
- 4.160.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 2.
- 3.640.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 3.
- 3.250.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 4.
Lưu ý:
- Lương tối thiểu vùng khác lương cơ sở. Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất để làm cơ sở cho doanh nghiệp cũng như người lao động thỏa thuận mức lương của họ.
Tải file tra cứu lương tối thiểu vùng tại đây.
- Lương cứng không phải là lương tối thiểu vùng. Lương cứng cần đảm bảo thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng tại được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo đủ chi phí sinh hoạt cơ bản của người lao động và mức lương này phải được điều chỉnh thường xuyên nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh của người lao động, góp phần tăng cường năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?