Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P dành cho doanh nghiệp?

Hiện nay tôi thấy có một số công ty áp dụng hệ thống lương 3P. Vậy cho tôi hỏi lương 3P là gì? Có ưu điểm gì không? Làm sao để xây dựng hệ thống lương 3P? Câu hỏi từ chị T.M.D (Bình Phước).

Lương 3P là gì?

Hệ thống lương 3P là hệ thống lương được xây dựng sao cho các cấu phần thu nhập cá nhân phản ánh được ba yếu tố:

(1) Position - Ví trị công việc.

(2) Person - Năng lực cá nhân.

(3) Performance - Kết quả công việc.

Sự kết hợp giữa 3 yếu tố của hệ thống lương 3P góp phần tạo sự công bằng, bình đẳng. Lương 3P cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, khuyến khích họ nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.

Hệ thống lương 3P khắc phục được các nhược điểm của phương thức trả lương truyền thống như quá chú trọng vào bằng cấp, mặc định cấp quản lý sẽ được chi trả nhiều còn nhân viên có mức lương thấp, nhân viên mới không nhận được chế độ đãi ngộ tốt,…

Hệ thống lương 3P giống như một giải pháp win-win, mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp và nhân viên.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng hệ thống lương 3P một cách thuận lợi. Một khi áp dụng lương 3P, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá lại năng lực nhân viên để xếp lương cho phù hợp.

Dù có tuân theo lương 3P kỹ thế nào thì phần đánh giá năng lực này cũng có thể bị yếu tố cảm tính chi phối, chưa kể đến những cuộc tranh cãi giữa các phòng ban về chuyện thiếu khách quan, thiếu công bằng trong đánh giá. Trong trường hợp này, hệ thống lương 3P có thể gây ra hậu quả làm mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ sâu sắc

Nên thay phụ cấp thâm niên bằng thưởng doanh số, thưởng dự án, thưởng hiệu quả công việc thì sẽ giúp nhân viên không ngừng cống hiến hơn. Một số công ty vẫn duy trì những phụ cấp như phụ cấp thâm niên làm phá vỡ mục tiêu đảm bảo công bằng, khiến cho hệ thống lương 3P trở thành hệ thống gây rối rắm cho doanh nghiệp.

Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P dành cho doanh nghiệp?

Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P dành cho doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Cách xây dựng hệ thống lương 3P chuẩn xác?

- Bước 1: Thiết kế cơ cấu tổ chức và chức năng, mô tả công việc từng vị trí. Bạn cần làm rõ chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp, xác định các bộ phận, phòng ban, và vị trí công việc cần thiết, và mô tả rõ ràng trách nhiệm, yêu cầu, và quyền hạn của từng vị trí.

- Bước 2: Xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực cá nhân. Bạn cần xây dựng từ điển năng lực cho doanh nghiệp, bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên môn cho từng vị trí công việc. Bạn cũng cần thiết lập các tiêu chí và phương pháp để đánh giá năng lực của nhân viên theo thang điểm hoặc mức độ.

- Bước 3: Xây dựng hệ thống KPI và đánh giá kết quả công việc cá nhân. Bạn cần xây dựng bản đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu kinh doanh với các mục tiêu của từng bộ phận, phòng ban, và nhân viên. Bạn cần xác định các chỉ số hiệu suất (KPI) cho từng mục tiêu, và thiết lập các tiêu chí và phương pháp để đánh giá kết quả công việc của nhân viên theo tần suất hoặc chu kỳ.

- Bước 4: Xây dựng hệ thống khung, bậc lương và quy chế lương. Bạn cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc dựa trên các yếu tố như độ khó, độ quan trọng, độ hiếm có, v.v. Bạn cần xếp bậc lương cho các vị trí công việc theo giá trị công việc, và xác định mức lương tối thiểu và tối đa cho mỗi bậc. Bạn cũng cần thiết lập các nguyên tắc và quy trình để điều chỉnh lương theo năng lực và kết quả công việc của nhân viên.

- Bước 5: Áp dụng và điều chỉnh hệ thống lương 3P. Bạn cần công khai và minh bạch về hệ thống lương 3P với nhân viên, giải thích rõ ràng các tiêu chí và công thức tính lương, và giải đáp các thắc mắc về sự chênh lệch lương giữa các nhân viên. Bạn cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh hệ thống lương 3P theo tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động, để đảm bảo sự cạnh tranh và hợp lý của hệ thống lương.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Áp dụng hệ thống lương 3P thì mức lương của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các bên thỏa thuận tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.680.000

22.500

Vùng 2

4.160.000

20.000

Vùng 3

3.640.000

17.500

Vùng 4

3.250.000

15.600

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Theo đó, khi áp dụng hệ thống lương 3P thì sẽ căn cứ dựa trên 3 yếu tố vị trí, năng lực, kết quả công việc của nhân viên, tuy nhiên mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như trên.

Lương 3P
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P dành cho doanh nghiệp?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương 3P
30,354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương 3P

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương 3P

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào