Lực lượng quân nhân dự bị gồm những ai?
Lực lượng quân nhân dự bị gồm những ai?
Tại Điều 3 Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân nhân bao gồm: Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.
...
b) Quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
...
Ngoài ra theo Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
...
Theo đó, quân nhân dự bị là 1 trong 2 thành phần của quân nhân. Quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
Lực lượng quân nhân dự bị gồm những ai?
Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:
Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên
...
2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
c) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
d) Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân
Theo đó quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có đầy đủ trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên.
Ngoài ra quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên còn phải:
- Nắm được số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
- Thực hiện công tác quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
- Quản lý, chỉ huy các đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Bị tai nạn khiến quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Nghị định 79/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn; trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro
Quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được thực hiện như sau:
...
2. Chế độ trợ cấp tai nạn
a) Điều kiện hưởng trợ cấp
Quân nhân dự bị nếu bị tai nạn được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp trong trường hợp: Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở; trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
b) Mức trợ cấp
Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.
...
Theo đó để được hưởng trợ cấp tai nạn quân nhân chuyên nghiệp cần đảm bảo 3 điều kiện:
- Thứ nhất: quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đang trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
- Thứ hai: mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% và được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận.
- Thứ ba: tai nạn xảy ra khi:
+ Đang trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở;
+ Trong thời gian làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ;
+ Ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ nhưng đang thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
Thỏa mãn các điều kiện hưởng quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp một lần là 8.800.000 đồng.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?