Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những lực lượng nào?
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những lực lượng nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
3. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
4. Lực lượng dân phòng.
Theo đó, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những lực lượng sau:
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở là lực lượng kiêm nhiệm do người đứng đầu cơ sở thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở (khoản 13 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024).
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành là lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do người đứng đầu cơ sở thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (khoản 14 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024).
- Lực lượng dân phòng.
Lực lượng dân phòng là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (khoản 12 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024).
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những lực lượng nào? (Hình từ Internet)
Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ra sao?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
* Về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị trang phục, phù hiệu, cấp hiệu theo quy định của pháp luật về Công an nhân dân và được trang bị trang phục chuyên dùng để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
* Về chế độ, chính sách:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
- Chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về Công an nhân dân;
- Chế độ bồi dưỡng khi thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phương án cứu nạn, cứu hộ; khi chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Chế độ dinh dưỡng đặc thù khi huấn luyện, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ và trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Chế độ theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan điều khiển, vận hành phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ theo pháp luật về Công an nhân dân.
Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là từ đâu?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:
Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trích lại cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Đóng góp tự nguyện, tài trợ bằng tiền, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d) Hỗ trợ từ Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quỹ hợp pháp khác;
đ) Nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trích lại cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Đóng góp tự nguyện, tài trợ bằng tiền, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Hỗ trợ từ Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quỹ hợp pháp khác;
- Nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?