Lực lượng cơ yếu là lực lượng gì?
Hiện nay lực lượng cơ yếu có chức năng gì?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Cơ yếu 2011 quy định vị trí, chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu
Lực lượng cơ yếu là một trong những lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, lực lượng cơ yếu là lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu.
Lực lượng cơ yếu là lực lượng gì?
Lực lượng cơ yếu có tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Cơ yếu 2011 quy định
Tổ chức của lực lượng cơ yếu
1. Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:
a) Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
b) Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
c) Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
d) Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
3. Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại khoản 2 Điều này là đầu mối độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
4. Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Như vậy, lực lượng cơ yếu được tổ chức thành các bộ, ngành như sau:
- Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
- Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
- Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
- Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ là gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ
1. Tham mưu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu;
b) Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
c) Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước;
d) Trình Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
4. Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghi ên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
5. Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
6. Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
7. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
9. Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc tế về cơ yếu.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Đối với Ban cơ yếu chính phủ sẽ có 13 trách nhiệm quyền hạn nêu trên nhằm góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ và phòng ngừa các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?