Luật sư vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì bị xử lý như thế nào?
Luật sư có phải tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định
Nguyên tắc hành nghề luật sư
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Theo đó, luật sư phải tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Luật sư vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 85 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Xử lý kỷ luật đối với luật sư
1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.
Theo đó, tùy vào tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà luật sư phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật sau:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng.
- Xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
Ngoài ra, tại khoản 3, khoản 4 Điều 42 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có nêu:
Kỷ luật đối với luật sư, người tập sự hành nghề luật sư
...
3. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà không phải theo thủ tục xử lý kỷ luật luật sư quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong các trường hợp quy định tại các điểm h và i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư;
b) 18 tháng không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư.
4. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì bị Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
b) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật lại có hành vi vi phạm đến mức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.
...
Theo đó, luật sư vi phạm nghiêm trọng Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì bị Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư.
Luật sư có quyền khiếu nại nếu có quyết định xử lý kỷ luật không?
Theo quy định tại Điều 86 Luật Luật sư 2006 được hướng dẫn bởi Điều 43 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định:
Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư
1. Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình.
Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc đối với hình thức kỷ luật quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 85 của Luật này, luật sư có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Theo đó, trường hợp luật sư không đồng ý với quyết định kỷ luật thì có thể khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc đối với hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư hoặc hình thức kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, thì luật sư vẫn có thể khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?