Luật sư sẽ phải trả 1.500 đồng/trang khi sao chụp tài liệu vụ án hình sự?
Luật sư sẽ phải trả 1.500 đồng/trang khi sao chụp tài liệu vụ án hình sự?
Vừa qua, Bộ Tư pháp công bố tài liệu cho ý kiến về hồ sơ dự thảo Pháp lệnh chi phí tố tụng do TAND Tối cao chủ trì soạn thảo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó có nội dung đáng chú ý về chi phí sao chụp tài liệu được đề cập tại Điều 84,85 Dự thảo Pháp lệnh chi phí tố tụng, cụ thể:
Điều 84. Chi phí sao chụp tài liệu để thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu
1. Trong tố tụng hình sự, trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải sao chụp tài liệu cung cấp cho bị can để đảm bảo thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí đối với chi phí sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện để cung cấp cho bị can. Chi phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 85. Chi phí sao chụp tài liệu trong trường hợp bị can, người bào chữa yêu cầu sao chụp.
Trong vụ án hình sự, trường hợp bị can, người bào chữa yêu cầu sao chụp tài liệu thì bị can, người bào chữa phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.
Như vậy, khi dự thảo này được thông qua thì Luật sư sẽ phải trả 1.500 đồng/trang khi sao chụp tài liệu vụ án hình sự.
Luật sư sẽ phải trả 1.500 đồng/trang khi sao chụp tài liệu vụ án hình sự?
Mức chi phí cho người phiên dịch trong phiên dịch là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 52 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có quy định các mức chi phí đối với người phiên dịch như sau:
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
- Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
- Chi phí đi lại;
- Chi phí lưu trú;
- Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
Đồng thời, theo Điều 54 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng 2012 có quy định về mức chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định.
Sẽ có quy định cụ thể về tiền công cho người phiên dịch trong tố tụng?
Căn cứ theo Điều 57 Dự thảo Pháp lệnh chi phí tố tụng có đề cập về tiền công cho người phiên dịch trong tố tụng như sau:
Tiền công cho người phiên dịch, người dịch thuật
1. Tiền công cho người dịch thuật tiếng nước ngoài
a) Dịch thuật một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc sang Tiếng Việt (gồm: tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha) là 0,1 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/trang (350 từ);
b) Dịch thuật Tiếng Việt sang một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc là 0,15 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/trang (350 từ);
c) Đối với các ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, tùy theo mức độ phổ biến của ngôn ngữ đó trên địa bàn cơ quan tiến hành tố tụng, thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng quyết định mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này. 2.
Tiền công đối với người dịch thuật tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe, nói là 0,1 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/trang (350 từ);
3. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói thông thường tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe nói là 0,15 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/giờ/người.
4. Tiền công đối với người phiên dịch dịch đuổi tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe nói là 0,3 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/giờ/người.
Như vậy, nếu dự thảo Pháp lệnh chi phí tố tụng được thông qua thì tiền công của người phiên dịch sẽ được trả như sau:
- Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói thông thường tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe nói là 0,15 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/giờ/người.
- Tiền công đối với người phiên dịch dịch đuổi tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe nói là 0,3 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/giờ/người.
Xem chi tiết Dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?