Luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?
Luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 74 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:
1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
Theo đó, luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
- Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
Luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?
Luật sư nước ngoài có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 77 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi tại khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
1. Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 của Luật này;
b) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
b) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật này; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
c) Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
- Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật này; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo tiểu mục 14 Mục A Phần I Phụ lục danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 có quy định trình tự thực hiện như sau:
Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.
Có được miễn giấy phép lao động với luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam?
Tại khoản 6 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam thuộc là đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động nên trường hợp này sẽ được miễn giấy phép lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?