Luật sư nước ngoài có được hành nghề quản tài viên tại Việt Nam?
- Luật sư nước ngoài có được hành nghề quản tài viên tại Việt Nam?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
- Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Luật sư nước ngoài có được hành nghề quản tài viên tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 12 Luật Phá sản 2014 có quy định về điều kiện hành nghề Quản tài viên như sau:
Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP những người không được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên gồm:
- Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định;
- Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, pháp luật không phân biệt luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong điều kiện hành nghề quản tài viên. Do đó, nếu luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam thì vẫn được hành nghề quản tài viên.
Luật sư nước ngoài có được hành nghề quản tài viên tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên như sau:
Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
...
2. Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về kiểm toán muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp;
c) Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Như vậy, hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên theo mẫu TP-QTV-02 ban hành kèm theo Nghị định 22/2015/NĐ-CP;
- Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp;
- Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);
- 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, quy trình cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam được quy định như sau:
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên cho người đề nghị theo mẫu TP-QTV-08 ban hành kèm theo Nghị định 22/2015/NĐ-CP; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?