Lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý ra sao?

Cho tôi hỏi bên doanh nghiệp dịch vụ việc làm nếu có hành vi lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép có vi phạm pháp luật không? Hành vi này nếu vi phạm quy định thì mức xử phạt ra sao? Câu hỏi của anh Qúy ở Vĩnh Long.

Có bao nhiêu hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Theo đó, có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý ra sao?

Lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)

Lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật
2. Hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
3. Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.
...

Như vậy, lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Mức xử phạt hành vi lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép?

Căn cứ điểm c khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ) như sau:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
e) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.
...

Như vậy, khi doanh nghiệp dịch vụ có hành vi lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng khi có hành vi vi phạm.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp dịch vụ có được đưa người lao động Việt Nam đi làm công việc sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ở nước ngoài không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm công việc săn bắt thú dữ ở nước ngoài có vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Những trường hợp nào được chấm dứt hợp đồng của người lao động Việt Nam do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Lao động tiền lương
Khi nào cần đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập khi doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài?
Lao động tiền lương
Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi đủ các điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đề nghị đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan như thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
625 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào