Loạn thị là gì? Người lao động bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể không có độ cong đều, dẫn đến ánh sáng không hội tụ đúng cách trên võng mạc. Điều này làm cho hình ảnh nhìn thấy bị mờ hoặc méo mó ở mọi khoảng cách.
- Nguyên nhân
+ Di truyền: Loạn thị thường xuất hiện từ khi sinh ra và có thể do di truyền.
+ Chấn thương hoặc phẫu thuật mắt: Các tổn thương hoặc phẫu thuật có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc hoặc thủy tinh thể.
- Triệu chứng
+ Nhìn mờ hoặc méo mó.
+ Mỏi mắt, đặc biệt khi đọc sách hoặc nhìn vào màn hình trong thời gian dài.
+ Nhức đầu.
+ Khó nhìn rõ vào ban đêm.
- Điều trị
+ Kính đeo hoặc kính áp tròng: Giúp điều chỉnh độ cong của ánh sáng khi vào mắt.
+ Phẫu thuật: Các phương pháp như LASIK có thể thay đổi hình dạng giác mạc để cải thiện tầm nhìn.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Loạn thị là gì? Người lao động bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ Internet)
Người lao động loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 quy định điều kiện về sức khỏe của công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là phải đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Theo Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phương pháp phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
(1) Phương pháp cho điểm:
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
(2) Phương pháp phân loại sức khỏe:
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đồng thời tại STT 4 tiểu mục 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn phân loại loạn thị như sau:
Mức loạn thị | Điểm |
Loạn thị sinh lý hoặc < 1D | 2 |
Loạn thị >= 1D | 3 |
Loạn thị đã phẫu thuật hết loạn thị tính điểm như sau và tăng lên 1 điểm (STT 1 tiểu mục 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP):
Thị lực mắt phải | Tổng thị lực 2 mắt | Điểm |
10/10 | 19/10 | 1 |
10/10 | 18/10 | 2 |
9/10 | 17/10 | 3 |
8/10 | 16/10 | 4 |
6,7/10 | 13/10 - 15/10 | 5 |
1,2,3,4,5/10 | 6/10 - 12/10 | 6 |
Theo đó trường hợp loạn thị đã phẫu thuật hết loạn thì thì tùy theo mức tính điểm nêu trên nếu thuộc điểm 1 2 3 thì đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự công dân bị loạn thị các mức độ đều đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do đó, công dân bị loạn thị vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Bệnh loạn thị có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Theo khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
e) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
...
Theo đó những người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Bệnh loạn thị không thuộc các bệnh trên nên không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?